Nhựa nguyên sinh – tưởng chừng xa lạ nhưng lại rất quen thuộc. Nếu bạn đã nghe nhiều về nhựa tái chế thì bài viết này sẽ mang đến các kiến thức mới cho bạn về nhựa nguyên sinh. Loại nhựa cao cấp và tinh khiết nhất, đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất bao bì, y tế, hàng tiêu dùng. Tại sao nó lại được ưa chuộng và được đánh giá cao như vậy? Chúng tôi sẽ bật mí cho bạn tất cả trong bài viết dưới đây!
Nhựa nguyên sinh là gì?
Nhựa nguyên sinh hay còn gọi là Primary, là loại nhựa được sản xuất trực tiếp từ dầu mỏ hoặc khí thiên nhiên. Chúng chưa qua tái chế và không lẫn tạp chất nên có độ tinh khiết và chất lượng cao. Hạt nhựa này thường có màu trắng trong tự nhiên. Tuy nhiên, khi đưa vào sản xuất, người ta có thể pha trộn thêm hạt màu để đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Đặc điểm nổi bật của nhựa nguyên sinh
Được yêu thích và có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực từ đời sống hàng ngày đến y tế bởi những ưu điểm vượt trội sau đây mà không phải nhựa nào cũng có thể đạt được.
- Độ tinh khiết cao: Không qua tái chế nên primary không chưa các tạp chất. Điều này giúp sản phẩm đạt độ bền và tính an toàn cao.
- Đặc tính cơ học vượt trội: Nhựa này có độ đàn hồi cao và khả năng chịu lực tốt. Bởi vậy, sản phẩm được làm ra sẽ khó bị biến dạng hay nứt vỡ.
- Khả năng chịu nhiệt và hóa chất: Để có được độ bền lâu dài ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt nhất. Nhựa nguyên sinh có khả năng chịu nhiệt và hóa chất tốt hơn hẳn so với nhựa tái chế. Điều này là điểm cộng vượt trội để nó được ưa chuộng hơn trong hầu hết các ngành công nghiệp.
- Bề mặt nhẵn mịn và dễ ra công: Không chứa tạp chất nên nhựa này có bề mặt vô cùng nhẵn mịn. Chúng dễ được tạo hình nên giúp cho sản phẩm có tính thẩm mỹ cao hơn.
- Ứng dụng đa dạng: Có được chất lượng và tính an toàn cao, nhựa nguyên sinh được sử dụng trong nhiều ngành nghề kể cả yêu cầu khắt khe nhất của ngành y tế.
Các loại nhựa nguyên sinh phổ biến hiện nay
Nhựa PE (Polyethylene)
Nhựa PE là loại nhựa có độ dẻo tuyệt vời với màu trắng đục, hơi trong nhẹ và bề mặt bóng. Khả năng chịu nhiệt lên tới 230 độ C. Ngoài ra, PE còn có tính chất không dẫn điện, cách nhiệt, chống nước và chống khí tốt. Tuy nhiên điểm hạn chế của nhựa này là dễ bị căng phồng và hư hỏng khi tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa.
Là loại nhựa phổ biến trên thế giới với lượng tiêu thụ hàng năm ước tính đến 60 triệu tấn. Vật liệu này được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như phụ kiện đường ống nước, ngành điện, bao bì,…
Nhựa PP (Polypropylene)
Là loại nhựa có độ bền cơ học cao, nhựa PP tồn tại dưới dạng những tinh thể trong suốt. Một trong những loại nhựa tốt nhưng có giá thành rẻ nhất hiện nay. Được đánh giá là nhựa có tính bền nhiệt cao với khả năng chịu nhiệt trong khoảng 130 – 170°C. Với khả năng chống thấm nước và thấm khí, đồng thời khó bị oxi hóa và độ bóng bề mặt tốt. Nhựa PP được ứng dụng trong các dụng cụ như hộp, can nhựa, hũ, bình đựng, bao bì.
Nhựa PVC (Polyvinyl Chloride)
PVC là một loại nhựa nhiệt dẻo được tạo thành từ phản ứng trùng hợp vinyl chloride (CH2=CHCl). Nó có thể được sản xuất từ dầu mỏ hoặc khí tự nhiên. PVC là một trong những loại nhựa được sản xuất nhiều nhất trên thế giới, với sản lượng hàng năm khoảng 400 triệu tấn. Nhựa PVC thường ở dạng bột màu trắng hoặc bột viên.
Với những đặc tính vượt trội, PVC có độ bền cao, chịu được tác động của môi trường, dễ dàng gia công và chế biến, giá thành thấp. Nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như làm đường ống nước, cửa, tấm lợp,.. Tuy nhiên, các sản phẩm từ nhựa PVC kém chất lượng thường chứa chất BPA cực độc hại.
Nhựa PET (Polyethylene Terephthalate)
Được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp bao bì mỹ phẩm, thực phẩm. PET có khả năng chịu nhiệt và chịu lực cao. Ngay cả khi gia nhiệt lên tới 200°C hay làm lạnh ở -90°C, PET vẫn giữ nguyên cấu trúc hóa học. PET có độ bền cơ học cao, chịu lực xé và va chạm tốt. Nhựa này không màu và trong suốt, nhưng bề mặt có nhiều lỗ rỗng, xốp, gây khó khăn cho việc làm sạch.
Nhựa ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene)
Thuộc dòng nhựa có tính dẻo dai và chịu va đập tốt, ABS rất cứng, khả năng chịu va đập tốt và không bị giòn.Có khả năng cách điện tốt, không thấm nước, bền với hóa chất. Có thể dễ dàng trong việc phát quang hay tạo màu. Nhựa này chịu nhiệt cao với nhiệt độ nóng chảy từ 190 – 220°C.
Nhựa nguyên sinh ABS chủ yếu được làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm như ống, dụng cụ âm nhạc, lớp bảo vệ đầu hộp số, vỏ bánh răng, đầu gậy đánh Golf, đồ chơi,…
Nhựa PA (Polyamide)
Nhựa PA được xem là loại polymer xuất hiện cả trong tự nhiên và nhân tạo. Tương tự như PP, nhựa PA cũng thuộc dòng nhựa nguyên sinh phổ biến nhất hiện nay. Nó chịu được nhiệt độ thấp, có tính tự bôi trơn và độ bền cơ học cao. Ngoài ra, nó có khả năng cách điện và kháng hóa chất tốt, có thể hấp thụ sốc và tiếng ồn bên ngoài.
Nhựa này được sử dụng để làm nguyên liệu sản xuất lưới lọc nhiên liệu, bộ lọc nhiên liệu, bình, vật dụng đựng đồ tiêu hao nồi bán dẫn, máy hút bụi điện,…
Nhựa POM (Polyoxymethylene)
POM là nhựa nhiệt dẻo kỹ thuật thường có màu trắng hoặc đen. Nó được sử dụng khi cần yêu cầu độ cứng cao, ma sát thấp và độ ổn định tuyệt vời. Độ bền nhiệt cao từ -50°C đến 100°C. Tính bền xoắn tốt, thậm chí giữ nguyên hình ban đầu khi bỏ ngoại lực.
Nhựa POM được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất bánh răng, lò xo, trụ, bánh xe vận động, sản xuất thiết bị điện, điện tử, công nghiệp ô tô và xe máy,…
Nhựa PC (Polycarbonate)
Nhựa này được đánh giá cao về tính ổn định và dẻo dai, nhựa PC trong suốt và có độ bền cao gấp 250 lần so với thủy tinh. Chống thấm khí tốt, độ bền cơ học và độ cứng cao, chống ăn mòn. Bên cạnh đó, nó có khả năng chịu nhiệt cao trên 100°C và không bị tác động bởi các thành phần thực phẩm. Do đó, nó được ứng dụng để làm chai nhựa hoặc hộp nhựa.
Không chỉ đơn thuần là chìa khóa quan trọng cho chất lượng và độ bền của sản phẩm. Hiểu rõ nhựa nguyên sinh và đặc điểm của chúng giúp doanh nghiệp đưa ra lựa chọn sáng suốt và tối ưu hóa sản phẩm. Với những thông tin đã khám phá, hy vọng bạn có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về loại nhựa cao cấp này. Bao bì Đức Phát luôn đồng hành cùng bạn để tìm ra bao bì hoàn hảo nhất!