Nhựa số 7 có độc là một sự lầm tưởng tai hại của nhiều người khi nghĩ về loại nhựa này. Trên thực tế nhựa số 7 lại gồm rất nhiều loại nhựa khác nhau như: nhựa PC, nhựa Acrylic, nhựa Tritan, … Mỗi loại nhựa này sẽ có các đặc tính, hướng dẫn sử dụng khác nhau. Để sử dụng an toàn các loại nhựa này thì không phải ai cũng biết. Cùng bao bì Đức Phát tìm hiểu về chủ đề “Nhựa số 7 là những loại nhựa gì? Nhựa số 7 có an toàn không?” ngay nhé!
Nhựa số 7 PC
Nhựa PC là gì?
Là loại nhựa kỹ thuật được tạo thành từ hai chất BPA (bisphenol A) và Phosgene. PC là viết tắt của cụm từ Polycarbonate. Loại nhựa này có tính trong suốt, khả năng chịu va đập tốt và chịu được nhiệt độ cao.
Chỉ Tiêu | Giá Trị |
---|---|
Tên kỹ thuật | Polycarbonate (PC) |
Công thức hóa học | C15H16O2 |
Nhiệt độ nóng chảy | 288-316 °C (550-600 °F) |
Nhiệt độ khuôn | 82 – 121 °C (180 – 250 °F) |
Nhiệt độ biến dạng nhiệt (HDT) | 140 °C (284 °F) at 0.46 MPa (66 PSI) |
Độ bền kéo | 64.1 MPa (8500 PSI) |
Độ bền uốn | 109 MPa (13500 PSI) |
Tỷ trọng | 1.2 |
Tỷ lệ co | 0.6 – 0.9 % (.006 – .009 in/in) |
Ưu điểm của nhựa PC
Nhựa số 7 PC có một số đặc điểm nổi bật gồm:
- Tính trong suốt: Nhựa số 7 PC có tính trong suốt giống như thủy tinh. Việc này cho phép chúng ta có thể nhìn xuyên qua vật liệu
- Khả năng chịu nhiệt: Các sản phẩm từ nhựa PC có thể hoạt động tốt ở trong khoảng nhiệt độ từ -40°C đến 130°C.
- Cứng: Nhựa PC có cấu trúc khá bền chắc. Phù hợp trong các sản phẩm yêu cầu độ cứng cao.
- Kháng hóa chất: Nhựa PC không bị ăn mòn bởi các chất tẩy rửa thông thường.
- Cách điện tốt: Giống như hầu hết các sản phẩm từ nhựa khác, sản phẩm từ nhựa PC cũng có khả năng cách điện tốt.
Hạn chế của nhựa PC
Mặc dù nhựa PC có khá là nhiều ưu điểm nhưng cũng có một số hạn chế:
- Chứa BPA: Đây là chất phụ gia gây hại tới sức khỏe con người. Để đảm bảo an toàn thì BPA trong các sản phẩm nhựa số 7 PC sẽ được giới hạn theo các tiêu chuẩn.
- Tái chế khó khăn: Gần như không thể tái chế nhựa PC bằng cách đưa về dạng nguyên liệu hạt. Hầu hết rác thải nhựa PC sẽ được chôn lấp hoặc đốt. Việc này là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Xem thêm: Hướng dẫn số nhựa – Ký hiệu nhựa
Nhận biết nhựa số 7 PC
Để nhận biết được nhựa PC thì bạn có thể dựa vào các đặc điểm sau:
- Ký hiệu trên sản phẩm: Nhựa PC sẽ được ký hiệu bằng số 7 trong hình tam giác và cụm chữ PC. Nhựa PC sẽ được chia thành 2 nhóm chính: nhựa PC thường và nhựa PC free BPA. Nhựa PC free BPA sẽ tốt cho sức khỏe người dùng do được kiểm soát chặt chẽ về hàm lượng BPA.
- Thông tin trên bao bì: Nhà sản xuất sẽ cung cấp đầy đủ thông tin trên bao bì sản phẩm. Bạn có thể dựa vào đó làm căn cứ để nhận biết nhựa PC.
Ứng dụng của nhựa PC
Nhựa PC được ứng dụng trong sản xuất của nhiều ngành sản phẩm khác nhau. Một số ngành ứng dụng nhựa PC nhiều có thể kể đến như: sản xuất đồ gia dụng, sản xuất đồ điện tử, phụ tùng ô tô và đồ bảo hộ.
Sản phẩm gia dụng
Nhựa PC được dùng để sản xuất các sản phẩm dùng 1 lần như: ly nhựa, ống hút nhựa, … Các sản phẩm nhựa PC liên quan đến bảo quản thực phẩm đều phải thuộc loại nhựa PC free BPA. Các loại nhựa PC thông thường dễ gây hiện tượng thôi nhiễm ở thực phẩm và gây hại tới sức khỏe của con người.
Ứng dụng trong sản xuất đồ điện tử và phụ tùng ô tô
Nhựa PC đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất đồ điện tử. Các sản phẩm như màn hình LCD hay màn hình LED đều có sự xuất hiện của nhựa PC. Ngoài ra còn có thể dùng nhựa số 7 PC để làm ổ cắm điện, case máy tính, …
Nhựa PC có khả năng chịu nhiệt, chống va đập tốt và trong suốt tốt nên được các hãng sản xuất ô tô dùng để làm đèn pha, cửa sổ ô tô. Ngoài ra nhựa PC còn được dùng để làm các loại ốp cản cho xe.
Ứng dụng nhựa PC trong sản xuất đồ bảo hộ
Nhờ khả năng chịu lực tốt, nhựa số 7 PC còn được dùng để làm các sản phẩm bảo hộ lao động hoặc các loại kính chịu lực. Ngoài ra nhựa PC còn được ứng dụng trong việc sản xuất các loại bê tông nhựa. Các loại bê tông nhựa này là sự pha trộn của nhiều vật liệu nhựa khác nhau.
Nhựa PC có an toàn không?
Nhựa PC có chứa hợp chất BPA nên sẽ gây mất an toàn khi hàm lượng BPA vượt quá ngưỡng cho phép. BPA là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe của con người. Người nhiễm BPA sẽ dễ mắc các chứng như rối loạn hormone hoặc ung thư.
Nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng, nhựa PC cần phải kiểm soát chặt chẽ hàm lượng chất phụ gia. Loại nhựa PC an toàn cho người sử dụng là loại nhựa PC free BPA. Bạn nên hạn chế sử dụng nhựa PC thường trong bảo quản thực phẩm để tránh các rủi ro về sức khỏe.
Ngoài ra bạn tuyệt đối không được tự ý đốt nhựa PC. Khi đốt nhựa PC sẽ sinh ra khói độc dioxine gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe. Bạn cần tuân thủ theo các hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo an toàn khi sử dụng sản phẩm từ nhựa số 7 PC.
Nhựa số 7 Tritan
Nhựa Tritan là gì?
Nhựa Tritan là loại nhựa thuộc nhóm nhựa số 7. Tuy nhiên nhựa Tritan không chứa các hợp chất BPA (Bisphenol A) và BPS (Bisphenol S). Ký hiệu của nhựa Tritan là Tritan BPA free. Vậy nhựa Tritan có gì khác so với các loại nhựa số 7 khác?
Các loại nhựa khác | Nhựa Tritan |
– Là chất chứa BPA dễ bị phóng thích khi có nhiệt độ hoặc các tác động vật lý | – Không chứa BPA (BPA Free) nên an toàn tuyệt đối |
– Chịu nhiệt độ thấp, thường <80 độ C | – Có thể chịu được nhiệt độ lên đến 109 độ C |
– Dễ trầy xước, màu không trong suốt | – Khó trầy xước, nhẵn bóng và trong suốt như thủy tinh |
– Cứng nhưng dễ vỡ và kém bền | – Khó vỡ và rất bền |
– Đặc biệt được khuyến cáo không nên sử dụng ở nhiệt độ cao, trong lò vi sóng và cả trong tủ đông đá quá lạnh, lâu ngày. | – An toàn trong lò vi sóng và quá trình đông đá |
Ưu điểm của nhựa Tritan
Nhựa Tritan là sản phẩm nhựa có nguồn gốc từ tự nhiên. Các nhà khoa học đánh giá đây là loại nhựa có mức độ an toản rất cao. Một số ưu điểm của nhựa Tritan gồm:
- Không chứa BPA: Nhựa Tritan không chứa chất phụ gia BPA (chất phụ gia gây ung thư ở con người).
- Chịu nhiệt tốt: Nhựa số 7 Tritan có thể chịu được mức nhiệt lên tới 109°C.
- Trong suốt: các sản phẩm từ nhựa Trtan đều trong suốt, khó bị trầy xước.
- Không gây hiện tượng thôi nhiễm: Các sản phẩm nhựa Trian không gây ra hiện tượng thôi nhiễm khi bảo quản thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.
Hạn chế của nhựa Tritan
- Giá cao: Nhựa Tritan có mức giá cao hơn so với các loại nhựa cơ bản khác trên thị trường.
- Gây ô nhiễm môi trường: Hầu hết các rác thải nhựa Tritan đều bị thải bỏ ra môi trường tự nhiên.
Nhận biết nhựa số 7 Tritan
Để tránh nhầm lẫn với các loại nhựa số 7 khác, đặc biệt là nhựa PC thì bạn cần phải lưu ý tới các đặc điểm sau:
- Ký hiệu: Nhựa Tritan sẽ được ký hiệu là số 7 cùng cụm từ Tritan BPA free.
- Thông tin trên bao bì: Tất cả các thông tin về sản phẩm cũng như chất liệu sản phẩm đều được chú thích kỹ trên bao bì sản phẩm.
Ứng dụng của nhựa Tritan
Nhựa tritan là loại nhựa có độ an toàn cao cho sức khỏe của con người. Do đó nhựa số 7 Tritan được dùng để sản xuất các sản phẩm bảo quản thực phẩm cùng nhiều vật dụng khác.
Sản xuất cốc, chai lọ nhựa và hộp nhựa
Các sản phẩm từ nhựa Tritan được khuyến cáo dùng để đựng nước uống và thực phẩm. Các sản phẩm nhựa từ nhựa Tritan không chứa BPA nên có thể dùng để đựng nước uống và thực phẩm nóng. Một số sản phẩm phổ biến như: bình giữ nhiệt, chai lọ nhựa, …
Nhựa số 7 tritan có thể kết hớp với các loại nhựa như PET hoặc HDPE để làm hộp nhựa có nắp. Việc kết hợp này vẫn đảm bảo an toàn cho người sử dụng đồng thời tiết kiệm chi phí gia công. Các sản phẩm: hộp nhựa chân không, hũ nhựa đựng thực phẩm từ nhựa Tritan thường có nắp là nhựa PET hoặc HDPE.
Sản xuất thiết bị y tế
Nhựa Tritan bền, ít tác động với chất hóa học nên có thể sử dụng làm các ống nghiệm, ống hút y tế, … Đặc biệt là nhựa Tritan trong suốt giúp dễ quan sát các mẫu bệnh phẩm cũng như dung dịch.
Ngoài ra nhựa Tritan có thể dùng để làm các loại sản phẩm dành cho trẻ em như: bình sữa, đồ chơi cho bé.
Nhựa Tritan có an toàn không?
Các sản phẩm từ nhựa số 7 thường gây hại cho người sử dụng do chứa các chất phụ gia có hại. Việc này gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về sự an toàn của nhựa số 7 Tritan.
Trên thực tế, nhựa Tritan an toàn cho người sử dụng. Đây là loại nhựa có nguồn gốc thiên nhiên và không chứa BPA. Cho đến nay chưa có báo cáo nào cho rằng nhựa Tritan gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng nhựa Tritan trong việc bảo quản thực phẩm.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn khi sử dụng bạn vẫn nên đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất về sản phẩm. Một số sản phẩm từ nhựa Tritan sẽ có các bộ phân là nhựa PET hoặc HDPE. Do đó bạn cần lưu ý khi sử dụng các loại hộp nhưa, hũ nhưa, chai lọ nhựa, .. trong lò vi sóng.
Nhựa số 7 Acrylic
Nhựa Acrylic là gì?
Nhựa Acrylic là loại nhựa hữu cơ, được biết tới với cái tên Polymethyl methacrylate (PMMA) hay thủy tinh hữu cơ. PMMA là loại nhựa tổng hợp cứng, trong suốt và có các tính chất cơ bản giống thủy tinh
Tiêu chuẩn | Thông số |
Công thức hóa học | (C5O2H8)n |
Khối lượng riêng | 1.18 g/cm3 |
Điểm nóng chảy | 200-250°C |
Nhiệt độ ép đùn | 180-250°C |
Độ cứng Rockwell R | 102 |
Ưu điểm của nhựa Acrylic
Nhựa Acrylic có khá nhiều ưu điểm của thủy tinh như:
- Độ trong suốt: nhựa số 7 PMMA có tính trong suốt cao và gần như thủy tinh. Do đó các sản phẩm từ Acrylic được dùng nhiều trong chia lọ mỹ phẩm cao cấp.
- Bền: Nhựa PMMA bền hơn so với thủy tinh.
- Dễ gia công: Nhựa Acrylic dễ kéo dẻo để tạo hình. Các sản phẩm nhựa PMMA khá đa dạng về hình thù cũng như kích thước.
- Khả năng chống ăn mòn: Giống như thủy tinh, nhựa Acrylic rất khó bị ăn mòn. Nhựa PMMA có thể dùng để bảo quản hầu hết các hóa chất. Đồng thời loại nhựa này khó bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
- Nhẹ: Nhựa số 7 Acrylic nhẹ hơn so với thủy tinh rất nhiều. Việc này giúp giảm chi phí cho việc vận chuyển cho các doanh nghiệp.
Hạn chế của nhựa Acrylic
Tuy có nhiều ưu điểm nhưng nhựa Acrylic cũng có một số hạn chế lớn:
- Giá cao: Nhựa PMMA có mức giá rất cao. Do vậy, loại nhựa này chỉ được sử dụng ở những sản phẩm có giá trị cao.
- Khó tái chế: Nhựa Acrylic khó tái chế khi khó đưa về chất liệu ban đầu.
Nhận biết nhựa Acrylic
Để phân biệt nhựa Acrylic với thủy tinh và các loại nhựa số 7 khác thì các nhà sản xuất sử dụng các cách sau:
- Thêm ký hiệu: Nhựa Acrylic sẽ được ký hiệu là nhựa số 7 PMMA. Các ký hiệu này thường được in ở đáy chai, đáy sản phẩm
- Thông tin trên bao bì: Tất cả các thông tin về sản phẩm cũng như chất liệu sản phẩm sẽ được ghi chú đầy đủ trên bao bì sản phẩm.
Ứng dụng của nhựa Acrylic
Bao bì sản phẩm
Nhựa Acrylic được khuyến cáo sử dụng cho các sản phẩm bao bì đóng gói thực phẩm. Nhựa PMMA không gây ra hiện tượng thôi nhiễm cho thực phẩm. Tuy nhiên do giá thành cao nên nhựa PMMA vẫn chưa được dùng nhiều trong bảo quản thực phẩm.
Ứng dụng chính hiện nay của bao bì nhựa PMMA là để đóng gói các sản phẩm mỹ phẩm, dược phẩm có giá trị cao. Các loại chai lọ mỹ phẩm từ nhựa số 7 PMMA sẽ được dùng để đựng các loại dưỡng chất, serum, … có giá trị cao.
Đồ trang trí và thiết bị y tế
Các sản phẩm từ nhựa Acrylic được dùng để làm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ có giá trị cao. Các sản phẩm trang trí từ nhựa PMMA nổi bật gồm có: đèn chùm pha lê, đèn ngủ, … Các tác phẩm từ nhựa PMMA có độ bền cao hơn so với thủy tinh nhưng đồng thời cũng có mức giá cao hơn.
Ngoài việc dùng làm chai lọ dược phẩm thì nhựa số 7 PMMA được dùng để làm ống nghiệm, kính bảo hộ, … Tuy có mức giá khá cao nhưng nhựa PMMA lại thích hợp để dùng trong y tế. Loại nhựa này bền về mặt cơ học so với thủy tinh và đồng thời cũng dễ vệ sinh và có tính kháng khuẩn cao.
Nhựa Acrylic có an toàn không?
PMMA là loại nhựa an toàn cho người sử dụng. Giống như thủy tinh, nhựa số 7 Acrylic không gây các vấn đề như kích ứng da, không gây hại cho sức khỏe của người sử dụng. Do không chứa các chất phụ gia nhưa BPA, BPS hay các loại kim loại như chì, thủy ngân nên nhựa PMMA không gây ra hiện tượng thôi nhiễm.
Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề sau khi sử dụng các sản phẩm nhựa Acrylic:
- Giữ vệ sinh cho chai lọ nhựa PMMA: Giữ vệ sinh cho chai nhựa giúp tránh hiện tượng thôi nhiễm do các tạp chất bẩn bám trên chai.
- Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất: Tùy từng mục đích sử dụng mà các hướng dẫn liên quan đến sản phẩm sẽ khác nhau. Vậy nên để đảm bảo an toàn, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm.
Ảnh hưởng của nhựa số 7 other
Vòng đời của nhựa số 7 other
Các sản phẩm nhựa số 7 sẽ có vòng đời gồm 4 giai đoạn: Khai thác và sản xuất nguyên liệu thô, sản xuất sản phẩm, sử dụng và thải bỏ.
Khai thác và sản xuất nguyên liệu thô
Nguồn nguyên liệu chủ yếu của các loại nhựa số 7 other là các dẫn suất từ dầu mỏ, than đá hoặc khí đốt. Ngoài ra còn đến từ các nguồn nhựa tái chế. Ngoài các sản phẩm nhựa PC, Tritan, PMMA thì có một số loại nhựa mới được tổng hợp từ các rải thải hữu cơ như bã mía, …
Sản xuất sản phẩm
Tùy từng mục đích sử dụng thì sản phẩm sẽ được dùng loại nhựa số 7 phù hợp. Ví dụ dùng để đóng gói thực phẩm hoặc mỹ phẩm thì nhựa Tritan và nhựa PMMA sẽ được ưu tiên. Còn với các sản phẩm như tấm chắn bùn ô tô, … thì việc sử dụng nhựa PC giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.
Sử dụng
Sản phẩm sẽ được đưa tới người tiêu dùng để tiêu dùng trực tiếp hoặc đến các nhà máy để sử dụng trong chế tạo các sản phẩm khác. Quá trình này sẽ kết thúc khi sản phẩm từ nhựa hết khả năng sử dụng.
Thải bỏ
Ở cuối vòng đời thì các sản phẩm nhựa số 7 có thể:
- Bị vứt vào thùng rác sinh hoạt, theo xe rác tới bãi chôn lấp hoặc lò đốt.
- Bị vứt một cách bừa bãi ở các nơi công cộng, bị gió cuốn bay đến khi mưa xuống, rác thải trôi theo sông rồi ra biển.
- Bị vỡ vụn, dưới tác động nắng và gió, thành những mảnh nhựa nhỏ hơn rồi nhỏ hơn, và cuối cùng trở thành vi nhựa trong môi trường tự nhiên.
- Được phân loại riêng để bán ve chai và được tái chế thành những sản phẩm mới.
Tuy nhiên khả năng tái chế của các loại nhựa số 7 là khá thấp. Các sản phẩm từ nhựa số 7 gần như không thể quay lại dạng vật liệu ban đầu để tái chế. Do đó các sản phẩm từ nhựa số 7 sau khị thải bỏ sẽ được làm nhiên liệu đốt trong các nhà máy.
Tái chế nhựa số 7
Nhựa số 7 là nhóm nhựa có tính tái chế cực thấp. Để tối đa khả năng tái chế nhóm nhựa này thì cần phải phân loại chi tiết từng nhóm nhựa.
- Thu gom: Các sản phẩm nhựa sẽ được thu thập lại. Các vật liệu này có thể đến từ rất nhiều nguồn như: các bãi rác, nhà máy, … Nguồn rác thải nhựa dùng làm nguyên liệu tái chế sẽ chủ yếu là hàng tiêu dùng, chai lọ nhựa, …
- Phân loại sơ cấp: Các loại nhựa sẽ được phân loại theo từng nhóm khác nhau. Sẽ có 7 loại nhựa chính gồm: PET (polyethylene terephthalate), HDPE (high-density polyethylene), PVC (polyvinyl chloride), LDPE (low-density polyethylene), PP (polypropylene), PS (polystyrene) và nhựa số 7 other.
- Phân loại chi tiết: Các loại nhựa như nhựa PMMA, nhựa PC và nhựa Tritan, … sẽ được phân loại thành từng nhóm cụ thể. Với từng nhóm nhựa này thì cách xử lý cũng sẽ có phần khác nhau.
- Tách các tạp chất: Sau khi được phân loại thành từng nhóm nhựa thì sẽ cần loại bỏ các tạp chất ở chai. Các loại giấy bóng, giấy gói, … sẽ đước tách ra. Việc loại bỏ các tạp chất cần dùng kết hợp nhiều phương pháp: hút nam châm, sục khí, …
Cuối cùng thì từng loại nhựa số 7 sẽ có cách xử lý riêng. Các sản phẩm nhựa này có thể làm nhiên liệu cho các lò đốt hoặc thành vật liệu xây dựng cho các công trình.
Ảnh hưởng của nhựa số 7 tới môi trường
Tất cả các loại nhựa khi phát thải ra môi trường tự nhiên đều gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. “Ô nhiễm trắng” là cái tên được đặt riêng cho tình trạng ô nhiễm do nhựa. Một số tác động của rác thải nhựa có thể kể tới như:
- Khó phân hủy: gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Ngoài ra khi phát tán ra môi trường, các chất phụ gia bên trong có thể phát tán ra bên ngoài gây thủng tầng ozon.
- Gây ức chế phát triển của sinh vật: Rác thải nhựa gây ức chế sinh trưởng cho các động vật khi ăn phải. Không ít các sinh vật đã chết vì nhầm lẫn rác thải nhựa với thức ăn
- Microplastic – Vi nhựa: Do khó bị phân hủy nên rác thải nhựa khi thải ra ngoài môi trường sẽ bị bào mòn và trở thành các hạt vi nhựa. Các hạt này gây ảnh hưởng tới rất nhiều loại sinh vật, đặc biệt là các động vật thủy sinh.
Ảnh hưởng của nhựa số 7 tới con người
Không chỉ ảnh hưởng tới môi trường, rác thải nhựa cũng ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống kinh tế và sức khỏe của con người. Mặc dù một số loại nhựa như Tritan, PMMA không gây hại tới sức khỏe con người trong quá trình sử dụng nhưng sau khi thải bỏ chúng vẫn gây ảnh hưởng tiêu cực cho con người, môi trường.
Ảnh hưởng tới cuộc sống
Rác thải nhựa số 7 cùng với các loại rác thải nhựa khác gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống của con người:
- Chất lượng cuộc sống suy giảm: Rác thải nhựa là nguyên nhân chính khiến cho các hệ thống ống nước bị tắc nghẽn. Việc này dẫn đến tình trạng ngập úng của khu vực khi có mưa lớn.
- Ảnh hưởng đến mỹ quan: Do lượng rác thải nhựa trôi dạt quá lớn khiến cho nhiều khu vực trở thành các bãi rác tự nhiên. Nhiều điểm du lịch đã sụt giảm lượng khách nghiêm trọng. Ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu nhập của người dân.
Ảnh hưởng tới sức khỏe
Rác thải nhựa là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe của con người. Việc đốt các rác thải nhựa số 7 có thể sinh ra các độc tố như BPA, ATO. Đây đều là các hợp chất có khả năng gây ung thư ở con người. Các thực phẩm nhiễm vi nhựa cũng xuất hiên ngày càng nhiều và khó kiểm soát hơn. Vi nhựa là có thể là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng rối loạn hormone, biến đổi DNA.
Giảm thiểu ảnh hưởng từ nhựa số 7
Nguyên tắc 3R/3T
Nguyên tắc 3R được xây dựng dựa trên 3 yếu tố Reduce – Reuse – Recycle. Nguyên tắc này còn được gọi là nguyên tắc 3T Tiết giảm – Tái sử dụng – Tái chế. Nguyên tắc này cũng là khởi nguồn cho các lối sống như Zero Waste, phong cách sống tối giản.
- Reduce – Tiết giảm: Đây là ưu tiên của nguyên tắc. Nguyên tắc này đưa ra nhằm hạn chế những nhu cầu không cần thiết để từ đó giảm lượng tiêu thụ sản phẩm cũng như lượng rác phát thải.
- Reuse – Tái sử dụng: Xu hướng tiêu dùng bền vững, sử dụng lại nhiều lần một sản phẩm là điều mà nguyên tắc thứ 2 hướng tới
- Recycle – Tái chế: Sử dụng nguồn nguyên liệu trong giai đoạn thải bỏ để làm nguyên liệu cho các sản phẩm khác.
Mô hình kinh tế tuần hoàn
Đây là mô hình kinh doanh mới hướng tới việc giảm tối đa ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên. Trước đây, các công ty doanh nghiệp chủ yếu hoạt động một chiều sản xuất – cung ứng – sử dụng – thải bỏ. Với hình thức hoạt động này, gây ra sự lãng phí tài nguyên rất lớn đồng thời gây ô nhiễm môi trường.
Mô hình kinh tế tuần hoàn hoạt động dựa trên mô hình sản xuất – cung ứng – sử dụng – thải bỏ – sử dung. Các sản phẩm thải bỏ sẽ được phân loại và dùng làm nguyên liệu cho sản phẩm khác. Việc này giúp giảm thiểu tác động tới môi trường đồng thời tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.