Những mô hình tái chế rác thải nhựa bảo vệ môi trường

Tái chế rác thải nhựa đang là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Bởi những đồ vật làm từ nhựa luôn hiện hữu xung quanh chúng ta. Nếu chỉ sử dụng một lần và bỏ đi, chúng sẽ rất lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Biết cách tái chế chúng hiệu quả sẽ không chỉ tiết kiệm cho bản thân mà còn góp một phần trong bảo vệ môi trường. Cùng tìm hiểu nhanh một số mô hình tái chế rác thái nhựa nhỏ trong đời sống hằng ngày và một số mô hình tái chế thành công trên thế giới. Thông qua bài viết dưới đây nhé!

Một số mô hình tái chế rác thải nhựa đơn giản tại nhà

Tái chế thành chậu cây

tai-che-rac-thai-nhua
Tái chế rác thải nhựa thành chậu trồng cây là cách bảo vệ môi trường hiệu quả.

Các sản phẩm rác thải nhựa để phân hủy trong môi trường thì cần rất nhiều năm. Vì thế mà việc tận dụng để làm chậu cây trồng hoa hoặc rau xanh đẹp mắt là một mô hình tái chế rác thải nhựa bảo vệ môi trường dễ thực hiện. Góp phần giảm thải lượng rác thải ra môi trường. Đối với cách này, bạn có thể sử dung chai nhựa, cốc nhựa uống nước, hộp nhựa để tái chế làm chậu trồng cây.

Đầu tiên, bạn lấy những chai nhựa đựng thực phẩm đã qua sử dụng đem đi rửa sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng nước rửa chén hoặc nước ấm để cọ rửa. Sau đấy để chúng khô tự nhiên. Sử dụng một que sắt nung nóng để tạo thành những lỗ thoát nước cho cây sau đó đổ đất vào. Bạn nên trồng những loại rau dễ sinh trưởng phát triển. Có thể kể tới như xà lách, mồng tơi, bạc hà,… ở trên ban công hay tầng thượng.

Với hộp nhựa, chai lọ mỹ phẩm nhỏ thì có thể sử dụng để trồng câu cảnh mini như sen đá, cẩm nhung, xương rồng,… ở cạnh cửa sổ. Đối với những cốc uống nước bằng nhựa, bạn sẽ có thể sử dụng để trồng các loại cây thủy sinh. Ví dụ như trầu bà, ngọc ngân,… treo trên tường hoặc trước cửa nhà.

Tái chế rác thải thành đồ trang trí

Việc tái chế các loại chai nhựa thành đồ trang trí giúp bạn tiết kiệm chi phí. Mô hình tái chế này còn đem lại những món đồ đẹp mắt. Trước khi thực hiện cách tái chế rác thải thì bạn cần chuẩn bị thêm những vật dụng cùng nguyên liệu kèm theo. Để hoàn thiện được món đồ trang trí từ rác thải.

Bên cạnh đó, quá trình tác chế này còn là một cách thiết thực để giúp bạn giáo dục con cái về sự tiết kiệm. Khơi gợi khả năng sáng tạo trong trẻ. Đối với cách làm này thì bạn có thể sưu tập những chiếc thìa nhựa dùng một lần. Sau đó lắp ráp chúng lại bằng súng bắn keo tạo thành chiếc đèn chùm siêu đẹp cho bàn làm việc.

Bạn cũng có thể sử dụng chai thủy tinh trong suốt cũng với vài sợi dây nhỏ bên ngoài. Cho đèn nháy vào bên trong để tạo sự lung linh cho không gian phòng khách hoặc phòng ngủ. Một bó hoa được làm từ giấy báo bỏ đi cũng sẽ là một món đồ xinh xắn cho bàn làm việc hoặc ô cửa sổ nhà bạn. Tuy nhiên, bạn nên tìm hiểu kỹ những loại nhựa có thể tái chế, hoặc tái sử dụng trước khi tiến hành thực hiện. Điều này sẽ có ý nghĩa rất lớn cho sự an toàn của bạn đấy!

Tái chế rác thải nhựa thành đồ dùng trong gia đình

tai-che-rac-thai-nhua
Tái chế đồ cũ thành vật dụng mới là cách bảo vệ môi trường hiệu quả.

Có rất nhiều đồ sau khi hỏng hóc không còn sử dụng thì có thể biến thành những vật dụng khác cho gia đình. Đối với những can nhựa lớn, thì bạn có thể cắt đôi chúng để làm thành đồ hốt rác. Bạn cũng có thể tận dụng lốp xe tải không còn dùng đến để làm thành chỗ ngủ cho thú cưng hoặc bồn trồng cây. Đối với việc tái chế quần áo cũ thì bạn có thể bện lại thành chiếc thảm chùi chân hoặc thảm lót cho thú cưng. Đây là một cách tái chế bảo vệ môi trường hữu ích. Mô hình tái chế rác thải nhựa này đã được nhiều người áp dụng thành công.

Tuy nhiên trong quá trình tái chế thì bạn cần phải đặc biệt quan tâm tới yếu tố vệ sinh. Bởi các sản phẩm này đều đã qua sử dụng và có thể được tồn đọng nhiều bụi bẩn, mùi hôi cùng các vi khuẩn gây hại. Để hạn chế tối đa nguy cơ cho sức khỏe thì bạn có thể tìm mua những loại nước tẩy rửa vệ sinh. Để làm sạch và khử mùi hiệu quả.

Xem thêm : Top 10 ý tưởng tái chế rác thải nhựa hay nhất, hữu dụng nhất

Một số mô hình tái chế rác thải nhựa “ấn tượng” nhất trên thế giới 

Mô hình biến rác thải thành xăng dầu – Úc 

tai-che-rac-thai-nhua
Công nghệ CAT-HTR tái chế rác thải nhựa thành dầu mỏ.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học Sydney – Australia đã triển khai công nghệ tái chế rác thải nhựa. Bằng cách sử dụng lò phản ứng thủy nhiệt xúc tác (CAT-HTR) thành công và được cấp bằng sáng chế. Công nghệ xử lý rác thải nhựa này sử dụng nước nóng có áp suất cao. Để biến đổi rác thải nhựa thành dầu mỏ ở cấp độ phân tử.

Tác giả của sáng kiến này chính là GS. Thomas Maschmeyer và TS. Len Humphreys. Hai chuyên gia này cũng có chia sẻ thêm về ưu điểm của giải pháp này. Chính là có thể áp dụng xử lý đối với tất cả những loại nhựa. Kể cả những loại nhựa không thể tái chế hiện nay.

Ngoài ra, TS. Humphreys cũng cho biết thêm rằng công nghệ này có thể đưa rác thải nhựa trở về trạng thái tiền chất ban đầu. Hoặc cũng có thể tái chế thành bitum, xăng hoặc những loại nhựa khác nhau sau đó. Đặc biệt là công nghệ này không yêu cầu phân tách nhựa theo chủng loại, màu sắc. Mà còn tái chế được nhiều lần tất cả các sản phẩm nhựa.

Mô hình tái chế nhựa PET bằng công nghệ sinh học ở Áo

Áo dù là một đất nước nhỏ bé nhưng đã làm được một phát minh lớn lao chính là công nghệ sinh học tái chế nhựa. Công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET đã giúp giải quyết được nỗi lo lắng vì rác thải nhựa của thế giới.

Công nghệ PET này sử dụng enzim của một loại nấm để tái chế các loại lọ, chai PET. Đây là một trong những nghiên cứu và phát triển của một công ty tại Áo. Giúp thay thế được các phương pháp đốt chảy và nghiền nhỏ nhựa thông thường.

Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi – Nhật Bản

tai-che-rac-thai-nhua
Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi của Nhật Bản giúp xử lý rác thải hiệu quả.

Khi nhắc tới những sáng kiến công nghệ tái chế thì không thể không kể đến đất nước hoa anh đào – Nhật Bản. Tại Nhật, họ đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công công nghệ xử lý rác thải bằng cách vùi rác vào một lớp cát. Sau đó sử dụng lưu lượng không khí trong quá trình nung lò cùng một số hóa chất khác để tiêu hủy rác.

Ưu điểm của công nghệ này chính là rác thải bên trong lò sẽ được tiêu hủy hết trong thời gian ngắn. Dù là loại vật liệu mềm hay cứng. Hơn nữa, công nghệ này cũng sẽ góp phần bảo vệ môi trường. Giúp giảm đi được lượng khí độc hại như NO và NO2 rất nhiều.

Hiện nay, công nghệ này của Nhật cũng đã được nhiều nước nhập khẩu và mua lại như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore,… Bởi giá thành hợp lý và hiệu quả cao.

Rotterdam, Hà Lan – Công viên tái chế, con đường tái chế ấn tượng 

tai-che-rac-thai-nhua
Công viên tái chế Rotterdam sử dụng nhựa và rác thải để bảo vệ môi trường.

Công viên tái chế Rotterdam tại Hà Lan được ra mắt vào tháng 8/ 2018. Công viên này được xây dựng hoàn toàn bằng nhựa cùng các loại rác thải trôi nổi trên sông. Nhằm tái hiện lại khung cảnh sông Maas ở Rotterdam trước khi bị con người làm thay đổi.

Với con đường tái chế tại Rotterdam, Hà Lan. Chúng được tạo nên hoàn toàn từ nhựa tái chế. Một biện pháp hiệu quả để hạn chế tối đa khí C02 ra ngoài môi trường. Những con đường trải nhựa tái chế được nhiều chuyên gia đánh giá cao về tính năng ưu việt. Khả năng bảo trì và xây dựng mất ít thời gian, công sức hơn.

Những mô hình tái chế này tại Hà Lan đã tạo nên làn sóng dư luận mạnh mẽ về bảo vệ môi trường. Đồng thời giúp nâng cao nhận thức của người dân trong việc tái chế nhựa an toàn và hiệu quả.

Mô hình MR6 tại Cumbira, Anh 

tai-che-rac-thai-nhua
Mô hình MR6 sử dụng rác thải nhựa tái chế làm đường.

Mô hình MR6 này được phát minh bởi kỹ sư McCartney áp dụng tại Cumbira – Anh. Phương pháp chính của mô hình này chính là sử dụng rác thải nhựa, chất thải nông nghiệp và thương mại để làm thảm rải đường.

Thảm đường được tạo nên từ mô hình MR6 có chất lượng tốt hơn tới 60%. Tuổi thọ kéo dài gấp 10 lần so với thông thường. Ban đầu, mô hình này được áp dụng gần trang trại mà McCartney sinh sống. Sau đó thì nó được phát triển và sử dụng tại quận Cumbria, nước Anh.

Mô hình “mượn chai nước” tại Na Uy 

Na Uy là một trong số những quốc gia đi đầu trong tái chế và xử lý rác thải nhựa. Tại đây cũng có rất nhiều mô hình tái chế chai nhựa hay và độc đáo. Trong đó tiêu biểu nổi lên là mô hình “mượn chai nước”. Theo đó, mỗi khi người tiêu dùng mua thêm 1 chai nước bằng nhựa, họ sẽ phải trả thêm 13 – 30 cent (khoảng 3.000 – 7.000 VNĐ). Sau khi sử dụng và đem trả lại chai nước bằng cách scan mã vạch trên chai tại những chiếc máy bán tự động. Thì người mua sẽ được hoàn tiền.

Ngoài ra, ở những cửa hàng tiện lợi 24h tại Na Uy cũng áp dụng những chương trình tặng điểm thưởng khi khách hàng hoàn trả lại chai nhựa. Điều này sẽ nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân hơn.

Tim hiểu thêm: Cách phân loại nhựa tái chế và cách nhận biết chúng

Áp dụng mô hình quản lý rác thải Ecolizer và “Sự kiện xanh” tại Bỉ 

Là một trong số những quốc gia có tỷ lệ tái chế rác thải nhựa cao nhất thế giới, các mô hình tái chế của Bỉ cũng được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Theo đó, các nhà nghiên cứu tại Bỉ đã phát minh ra phương pháp Ecolizer và Sự kiện xanh. Nhằm phát hiện và tính toán các tác động của sản phẩm từ nhựa đến môi trường.

Cuộc vận động “Miljonar-vanglig” tại Thụy Điểm 

Nổi tiếng được biết đến là một quốc gia không rác với các trạm rác ở trên mọi tuyến phố, các chính sách bảo vệ môi trường nghiêm ngặt,… Thụy Điển còn được biết đến với vai trò là một trong số các quốc gia đi đầu về ngành công nghiệp tái chế rác thải nhựa. Tiêu biểu cho những thành công trong tái chế của Thụy Điển đó là cuộc vận động Miljonar-vanglig. Cuộc vận động được thực hiện nhằm kêu gọi mọi người hướng đến việc chia sẻ và tái sử dụng. Cuộc vận động này đã có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao nhận thức con người về tái chế rác thải nhựa. Giảm thiểu ô nhiễm cho môi trường.

Với bài viết trên, Bao bì Đức Phát đã cung cấp cho bạn một số mô hình tái chế rác thải nhựa nhỏ. Ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Đồng thời, bài viết cũng gợi ý cho bạn một số mô hình tái chế rác thải nhựa nổi tiếng trên thế giời. Hy vọng bài viết trên sẽ truyền cảm hứng cho bạn về việc bảo vệ môi trường thông qua tái chế. Đồng thời ứng dụng những mô hình tái chế nhỏ trong đời sống hằng ngày để bảo vệ môi trường nhé!