Chắc hẳn trong số chúng ta ai cũng từng sử dụng chai nhựa, hộp nhựa và phát hiện răng dưới đáy của phần chai nhựa, hộp nhựa thường sẽ có những con số nằm trong hình tam giác. Những con số ấy mang nhiều ý nghĩa hơn bạn tưởng đấy! Cùng theo dõi bài viết dưới đấy để hiểu rõ hơn về các ký hiệu trên chai nhựa có thể tái sử dụng giúp bạn sử dụng nhựa an toàn và tái chế đúng cách nhé!
Ý nghĩa các con số trên đồ nhựa
Các con số ký hiệu trên chai nhựa sẽ là thông tin quan trọng giúp bạn biết chi tiết về loại nhựa bạn đang sử dụng. Bao gồm thành phần, các hóa chất độc hại có thể có trong nhựa. Hay mức độ phân hủy sinh học, tái chế, tái sử dụng chúng. Những ký hiệu này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và phân loại chúng ra thành loại nhựa có thể tái sử dụng và loại nhựa không nên tái chế.
Dưới đây là thông tin về các ký hiệu nhựa từ 1-7 tương đương với các nhóm nhựa cơ bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
Nhựa số 1- Nhựa PET/PETE
Có thể coi đây là một trong số các chất liệu nhựa được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Chúng được hình thành chủ yếu từ phản ứng trùng hợp các phân tử poly etylen. Các sản phẩm từ nhựa PET có đặc tính bền, nhẹ, trong suốt. Có khả năng kháng nước, kháng hóa học tốt. Chúng được phân biệt thông qua kí hiệu số 1 dưới đáy các sản phẩm nhựa.
Nhựa số 1 có thể tái sử dụng lại hoặc tái chế thành các vật dụng hữu ích trong đời sống hàng ngày. Một số các sản phẩm tái chế lại từ nhựa PET rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Chẳng hạn như túi tote, sợi dệt, các loại chai lọ nhựa,… Hoặc được ứng dụng làm đồ nội thất, thảm, tấm ốp tường,… rất tiện dụng và hữu ích.
Tuy nhiên, các sản phẩm nhựa số 1 thường kém bền với nhiệt. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, nhựa số 1 trở nên không an toàn cho người dùng. Chính vì thế cần tránh tiếp xúc chúng với nền nhiệt cao. Bên cạnh đó, chúng cũng được khuyến cáo chỉ nên sử dụng một lần rồi tái chế. Không nên tái sử dụng chúng nhiều lần để đảm bảo an toàn.
Xem thêm: Nhựa số 1 là gì? Nhựa số 1 có thực sự hay an toàn không?
Nhựa số 2- Nhựa HDPE
Nhựa HDPE là thành phần nhựa được giới chuyên gia đánh giá cao nhất về các đặc tính nổi bật. Chúng là loại nhựa có độ bền, khả năng kháng hóa học và đặc tính an toàn cao hơn nhiều lần so với các chất liệu nhựa khác. Được nhận biết thông qua kí hiệu số 2 trên sản phẩm.
Nhựa số 2 vừa có thể tái sử dụng lại đồng thời chúng đặc biệt hữu ích khi sử dụng để tái chế thành các vật dụng mới, ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Chúng có thể tái chế thành các vật dụng thường ngày chẳng hạn như thùng rác, ghế nhựa, túi nhựa, đồ chơi cho trẻ em,… Hoặc được ứng dụng để làm tấm ốp nhựa, ống nhựa,… ứng dụng trong các xây dựng, thủy lợi,…
Các sản phẩm được làm từ nhựa HDPE được đánh giá cao về đặc tính cứng, bền. Đặc biệt, chúng ít nguy hiểm và ít có khả năng tiết ra độc tố nhất khi tái sử dụng hoặc tái chế lại. Chính vì thế, chúng là chất liệu nhựa được tái chế phổ biến nhất. Là một giải pháp tiết kiệm hoàn hảo cho người dùng khi sử dụng các sản phẩm này.
Nhựa số 3 – Nhựa V/PVC
Nhựa PVC với thành phần chứa đến 57% vinyl clorua. Là một hợp chất hóa học không an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, với đặc tính bền, dẻo, chúng được ứng dụng rất rộng rãi và phổ biến trong đời sống hàng ngày. Và được nhận diện thông qua kí hiệu số 3 trên các sản phẩm nhựa.
Nhựa số 3 có thể được ứng dụng để tái chế lại thành các vật dụng mới chẳng hạn như các loại chai lọ nhựa đựng hóa chất, chất tẩy rửa. Hoặc được ứng dụng để sản xuất các thiết bị y tế sử dụng một lần. Như ống tiêm, dây truyền,… Tuy nhiên, tuyệt đối không tái sử dụng các sản phẩm nhựa này đựng thực phầm, đồ uống. Chúng có thể thải ra các độc tố có hại cho sức khỏe con người như phthalate, BPA,…Một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng, thành phần nhựa PVC có thể sản sinh ra chất dioxin. Một hóa chất độc hại có thể gây ung thư cho người dùng khi tiếp xúc phải. Chính vì thế, người dùng cần hết sức lưu ý khi sử dụng các loại sản phẩm này.
Nhựa số 4 – Nhựa LDPE
Nhựa LDPE là một loại nhựa polyethylen có mật độ phân tử thấp, được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu chính là dầu mỏ. Chúng là một loại nhựa nhiệt dẻo, có khả năng bền nhiệt, có đặc tính dẻo được nhận diện dễ dàng thông qua kí hiệu nhựa số 4 trên sản phẩm nhựa.
Nhựa số 4 rất được khuyến khích tái chế lại thành các vật dụng mới. Chẳng hạn như một số sản phẩm hộp sữa, túi đựng thực phẩm hàng ngày,… Là những sản phẩm thường thấy được làm từ chất liệu nhựa này. Hay có thể ứng dụng chúng làm gỗ nhựa, gạch lát sàn,… ứng dụng trong xây dựng.
Đây là chất liệu nhựa an toàn, chính vì thế người dùng có thể hạn chế chất thải ra môi trường bằng cách tái sử dụng lại các sản phẩm nhựa này. Nhất là với các loại túi đựng thực phẩm hằng ngày được làm chủ yếu từ nhựa LDPE. Chúng khó phân hủy và rất dễ gây ô nhiễm môi trường.
Nhựa số 5 – Nhựa PP
Các sản phẩm được làm từ nhựa PP cũng rất phổ biến trên thị trường hiện nay. Chúng được đánh giá cao về đặc tính an toàn khi sử dụng đựng thực phẩm, đồ uống hoặc các ứng dụng khác. Người dùng có thể dễ dàng nhận diện chúng thông qua ký hiệu tái sử dụng số 5 trên sản phẩm.
Các chuyên gia, nhà chính trị luôn khuyến khích người dùng hãy tái chế nhựa PP khi có thể. Chúng có thể được phân loại và tái chế thành các vật dụng quen thuộc thường ngày. Chẳng hạn như các loại hộp nhựa đựng thực phẩm, thức ăn nhanh, đồ uống,… Hoặc được sử dụng để sản xuất áo mưa, các thiết bị ô tô, bình sữa cho trẻ nhỏ,…
Nhựa số 5 có thể chứa thành phần phụ gia (hợp chất oleanmide) trong sản phẩm. Tuy nhiên, chúng vẫn được đánh giá cao hơn so với nhiều chất liệu nhựa PE khác về đặc tính an toàn. Ứng dụng trong ngành thực phẩm, đồ uống. Đặc biệt, khả năng sử dụng dưới điều kiện nhiệt độ cao cũng là yếu tố khiến chúng được đánh giá cao. Người dùng có thể sử dụng chúng dưới nhiệt độ của lò vi sóng hay máy rửa bát mà không lo bị ảnh hưởng đến chất lượng của chúng. Mặc dù an toàn, nhưng chất liệu nhựa này không nên tái sử dụng lại nhiều lần để đảm bảo hiệu quả sử dụng chúng.
Nhựa số 6 – Nhựa PS
Cũng là một trong những chất liệu nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ. Tuy nhiên, nhựa PS lại không được đánh giá cao về đặc tính bền cũng như độ an toàn khi sử dụng. Thành phần trùng hợp chính để sản xuất nhựa PS là polystiren. Chúng có cấu trúc yếu nên các sản phẩm này thường có đặc tính xốp, nhẹ, và không bền. Chúng có ký hiệu nhựa tái sử dụng là nhựa số 6.
Bởi đặc tính sản phẩm không quá nổi trội nên các dòng sản phẩm này ít được đánh giá cao khi được tái sử dụng. Hoặc ứng dụng chúng trong tái chế. Tuy nhiên, vẫn có một số sản phẩm tái chế từ loại nhựa này. Chẳng hạn như hộp đựng thực phẩm một lần, đĩa CD, mũ bảo hiểm, …
Nhựa PS rất được các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm, đồ uống ưa chuộng. Bởi chúng tiện lợi mà giá thành lại rẻ. Tuy nhiên, những tác hại mà chúng có thể gây ra người dùng cần đặc biệt lưu ý. Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiếp xúc với thành phần styren với lượng nhỏ trong một thời gian dài có thể gây ra những tác hại khôn lường. Đặc biệt, chúng là nguyên nhân gây nên tình trạng đau đầu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến thần kinh,… Không chỉ vậy chúng còn được phân loại vào nhóm chất gây ung thư, rất độc hại. Vì thế, người dùng cần hết sức cẩn trọng khi sử dụng sản phẩm từ thành phần nhựa này.
Nhựa số 7- Nhựa khác (Tritan, Lexan, BPA,…)
Khác với các chất liệu nhựa trên, các sản phẩm thuộc trong nhóm nhựa số 7 không có thành phần nhựa chủ yếu. Tức là chúng có thể được sản xuất từ nhiều thành phần khác nhau. Bao gồm nhiều loại nhựa khác nhau hình thành. Chúng được nhận diện và phân biệt thông qua kí hiệu tái sử dụng đồ nhựa là nhựa số 7.
Dễ dàng có thể nhận thấy các kí hiệu tái sử dụng của loại nhựa này trên các sản phẩm chai nhựa, kính râm, vỏ CD. Hoặc ứng dụng rộng rãi nhất của chúng là được sử dụng trong một số linh kiện điện tử,… Điểm chung của các dòng sản phẩm này chính là hợp chất bisphenol có trong sản phẩm. Chúng giúp gia tăng đặc tính bền, dẻo cho sản phẩm.
Tuy nhiên,hợp chất này lại là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề cho sức khỏe con người. Nhất là chúng có thể gây biến đổi gen, ảnh hưởng đến di truyền. Chúng là loại nhựa được khuyến cáo không nên tự ý tái chế, phân hủy hoặc tái sử dụng lại. Chúng nên được thu gom, phân loại để xử lý riêng nhằm đảm bảo an toàn cho người dân và môi trường.
Ký hiệu trên chai nhựa có thể có thể tái sử dụng
Với các sản phẩm có ký hiệu tái sử dụng trên chai nhựa an toàn, người dùng có thể đảm bảo an tâm khi sử dụng các sản phẩm đó. Các ký hiệu trên chai nhựa có thể tái sử dụng như nhựa số 1, nhựa số 2, nhựa số 4, nhựa số 5. Đây là ký hiệu nhựa có thể tái sử dụng hoặc người dùng có thể tái chế tại chúng an toàn. Tuy nhiên, không nên tái sử dụng lại chúng quá nhiều lần. Chúng có thể bị biến đối cấu trúc sau thời gian dài sử dụng.
Xem thêm: Hướng Dẫn Số Nhựa – Ký Hiệu Nhựa Theo Số
Tuy nhiên, với các sản phẩm có ký hiệu tái sử dụng trên chai nhựa là 3,6,7. Người dùng cần cẩn trọng hơn khi tái chế lại chúng. Chúng đặc biệt được khuyến cáo không nên tái sử dụng lại. Tốt nhất nên thu gom và phân loại chúng hợp lý. Sau đó người dùng tổng hợp và đưa đến các cơ sở thu gom, tái chế nhựa. Điều này sẽ đảm bảo an toàn cũng như tái chế chúng hiệu quả hơn
Cách nhận biết ký hiệu nhựa tái chế trên sản phẩm
Vị trí của ký hiệu nhựa tái chế trên bao bì sản phẩm
Thông thường các ký hiệu tái sử dụng thường được in hoặc dập trực tiếp trên đáy sản phẩm. Đây là một vị trí phổ biến và dễ nhìn thấy. Điều này giúp người tiêu dùng dễ dàng thấy khi sản phẩm được đặt ở trên kệ hàng.
Một số sản phẩm nhựa cũng có thể được đặt bên hông hoặc trên bề mặt bao bì. Trong trường hợp sản phẩm có nắp đậy thì ký hiệu nhựa cũng có thể được đặt trên bề mặt nắp. Một số sản phẩm khác thì cũng được in ký hiệu tái sử dụng lên trên nhãn dán.
Các vị trí nhận biết ký hiệu nhựa tái chế trên bao bì sản phẩm sẽ thường được lựa chọn nhằm đảm bảo tính rõ ràng và dễ nhìn. Tuy nhiên thì vị trí cũng có thể thay đổi tùy theo thiết kế cũng như kích thước sản phẩm.
Các hình dạng và biểu tượng của từng loại ký hiệu nhựa tái chế trên chai nhựa
- Ký hiệu PET (#1): Hình dạng của ký hiệu PET là một chữ P nằm dưới một hình tam giác. Trong hình tam giác có một số 1 được in để chỉ ra loại nhựa PET.
- Ký hiệu HDPE (#2): Ký hiệu của nhựa HDPE có hình dạng một chữ H dưới hình tam giác. Trong hình tam giác sẽ có con số 2 được in để chỉ loại nhựa HDPE.
- Ký hiệu PVC (#3): Ký hiệu nhựa PVC có hình dạng một chữ V bên dưới hình tam giác. Trong hình tam giác có thêm con số 2 được in để chỉ loại nhựa PVC.
- Ký hiệu LDPE (#4): Ký hiệu nhựa LDPE có hình tam giác bên dưới là chữ L. Cả một số 4 được in bên trong để chỉ loại nhựa LDPE.
- Ký hiệu PP (#5): Ký hiệu nhựa PP thường có hình dạng chữ P trong một hình tam giác. Trong hình tam giác cũng in thêm một con số 5 để chỉ loại nhựa PP.
- Ký hiệu PS (#6): Ký hiệu PS có hình dạng là một chữ PS bên trong hình tam giác. Trong hình tam giác cũng in thêm một con số 6 để chỉ nhựa PS.
- Ký hiệu Other (#7): Ký hiệu Other thường có hình dạng chữ R bên dưới một hình tam giác. Trong hình tam giác sẽ có thêm số 7 được in để chỉ loại nhựa Other.
Trên đây là những thông tin được Bao bì Đức Phát tổng hợp lại về ký hiệu trên chai nhựa có thể tái sử dụng. Hy vọng với các thông tin chi tiết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại nhựa thường thấy. Đồng thời, hiểu, ứng dụng chúng an toàn và hiệu quả hơn trong đời sống hàng ngày.